Có bầu ăn nho được không?

Rate this post

Bà bầu ăn nho khi mang thai là vấn đề thường được cân nhắc nhiều bởi những lợi ích và tác dụng phụ đi kèm nếu ăn quá nhiều.

Việc tìm hiểu các loại thực phẩm có lợi hoặc nên kiêng cữ trong những tháng mang thai được đặc biệt chú ý bởi chế độ ăn uống cân bằng khỗng những có lợi cho thiên thần nhỏ mà còn giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh và hạnh phúc. Một trong những loại trái cây dễ gặp nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất là nho. Hãy cùng tìm hiểu xem ăn nho trong thai kỳ có lợi và hại như thế nào nhé.

Lợi ích khi bà bầu ăn nho

Nếu phụ nữ mang thai bổ sung nho trong chế độ ăn uống thì thói quen này có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, ngoại hình và sự phát triển của bé yêu thông qua những hình thức như:

1. Kiểm soát viêm khớp và hen suyễn

Các đặc tính chống viêm trong nho giúp bạn kiểm soát chứng viêm khớp và hen suyễn khi mang thai. Khả năng hydrat hóa của nho làm tăng độ ẩm ở phổi. Từ đó hỗ trợ mẹ bầu tránh xa các cơn hen suyễn. Giúp các mẹ có sức khỏe ổn định trong thai kỳ.

2. Cải thiện hệ miễn dịch

Nho rất giàu chất chống oxy hóa như flavonol, anthocyanin, linalool, geraniol và tannin. Tất cả đều giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

nho-do-co-hat-peru-ngonfruit
Nho đỏ có hạt Peru

3. Giảm cơn chuột rút

Trong thời gian mang thai, việc bổ sung magiê là điều được khuyến khích. Magie là một trong những khoáng chất có công dụng chữa chuột rút vì nó đóng vai trò nổi bật trong việc truyền dẫn thần kinh cơ, sẽ giúp các cơn đau không mong muốn dịu đi.

4. Bà bầu ăn nho tránh táo bón

Nho là nguồn chất xơ tốt và hoạt động như một loại “thuốc” nhuận tràng tự nhiên. Loại quả này có thể giúp mẹ bầu cải thiện vấn đề táo bón thường gặp trong thai kỳ và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

5. Kiểm soát cholesterol

Nho đỏ chứa hợp chất resveratrol giúp kiểm soát cholesterol trong thai kỳ. Enzyme này cải thiện hiệu suất mật, giúp kiểm soát mỡ trong máu. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp khi mang thai thì việc tiêu thụ một ly nước ép nho mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cholesterol, một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp tốt hơn.

nho-phap-ngonfruit
Nho Pháp

6. Tránh sâu răng

Các axit hữu cơ có trong nho mang đặc tính trung hòa vi khuẩn trong khoang miệng. Những axit này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho sự hình thành và duy trì canxi, một khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu vào thời gian mang thai. Từ đó hạn chế gặp tình trạng sâu răng khi mang thai.

7. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Khi mang thai, các mẹ bầu có thể gặp các vấn đề về tim. Tuy nhiên, những hợp chất tốt trong nho, chẳng hạn như polypheno, sẽ hỗ trợ hệ thống tim mạch và bảo vệ cơ quan này tốt hơn.

8. Ngăn ngừa sự hình thành máu đông

Nho có thể được xem là chất làm loãng máu vì chúng hạn chế cơ thể sản xuất quá nhiều vitamin K để tránh đông máu lúc mang thai hoặc đông máu khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêu thụ một ly nước ép nho rất tốt cho bà bầu hàng ngày vì có tác dụng giúp giảm căng thẳng trước thời gian chuyển dạ.

cac-loai-nho-nhap-khau-ngonfruit
Các loại quả nho Nhập Khẩu

9. Bổ sung sắt

Nếu mẹ bầu đang gặp rắc rối với chứng thiếu máu khi mang thai. Muốn tìm hiểu những thực phẩm bổ máu cho bà bầu thì hãy nghĩ đến nho nhé. Nho đỏ chứa nhiều sắt, rất cần thiết để duy trì mức độ huyết sắc tố khỏe mạnh của mẹ bầu.

Tác hại của nho.

Dẫu tốt cho sức khỏe nhưng quả nho đôi khi vẫn đem đến một số tác dụng phụ nếu bà bầu ăn nho quá nhiều, chẳng hạn như:

1. Nhiễm độc

Vấn đề chính của việc bà bầu ăn nho với số lượng vượt mức là chúng chứa một lượng lớn resveratrol. Hợp chất này khá độc hại và sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai có nội tiết tố bị mất cân bằng bằng cách gây ra nhiều biến chứng. Resveratrol được tìm thấy trong những quả nho có vỏ sẫm màu, chẳng hạn như màu đen và đỏ.

nho-do-khong-hat-uc
Nho đỏ không hạt Úc

2. Tiêu chảy

Những quả nho đen và đỏ có vỏ dày thường rất khó tiêu hóa. Tình trạng này sẽ dẫn đến tiêu chảy ở các mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn nho chưa chín bởi đôi khi bạn sẽ bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.

3. Tăng chỉ số đường huyết

Mặc dù các loại đường tự nhiên có trong nho mang đến hương vị hoàn hảo, nhưng chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu đến thể trạng nếu như mẹ bầu ăn một thời gian dài.

nho-xanh-khong-hat-uc-ngonfruit
Nho xanh Úc

Bà bầu uống rượu nho được không?

Trong khi mang thai, bạn nên tránh bất kỳ loại rượu hoặc thức uống có cồn nào bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi nào bà bầu không nên ăn nho?

Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bạn nên tránh ăn nho khi mang thai vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Dễ bị dị ứng
  • Khó tiêu.

Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên ăn nho khi đến mùa nho chín. Nguyên do là nho trái mùa đôi lúc được phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại để kích cây ra trái. Hãy ưu tiên mua sắm ở những cửa hàng uy tín hoặc giống nho hữu cơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *