Ông bà có câu “có kiêng có lành”. Do đó bất kể bạn đang làm kinh doanh hay không thì việc cúng vái thần tài là một chuyện rất quan trọng. Theo thời gian thì việc cúng vái thần tài cũng nhiều thay đổi, thậm chí một số bạn trẻ ngày nay còn “loay hoay” việc cúng thờ này. Hãy cùng KingFruit điểm qua các thông tin cần thiết khi Sắm lễ cúng thần tài hằng ngày đúng cách nhất nhé!
Thông tin về Thần Tài và Thổ Địa
Trước tiên khi bạn muốn cúng bái bất kì điều gì, thì bạn cũng nên hiểu rõ về nó. Thực tế bên cạnh thần tài thì còn có thổ địa, và hai người này thường đi cặp với nhau. Tập tục vía thần tài, ông địa đã trở thành một nét đẹp tín ngưỡng với người Việt từ rất xa xưa. Hãy cùng điểm qua các thông tin về hai nhân vật quan trọng này nào!
Thổ địa
Thổ địa (hay còn gọi là Ông Địa/Thổ công) thì vốn là vị Thần cai quản khu vực đất đai mà mỗi hộ đang sinh sống. Hình ảnh thổ địa trong dân gian được xây dựng là một ông lão với chiếc bụng to đầy sung túc, tay cầm quạt đung đưa và luôn mang vẻ mặt vô cùng hiền lành, phúc hậu. Nhìn vào ông địa thì bạn sẽ cảm giác ngay sự vui vẻ, thành công!
Thần tài
Thần Tài còn có tên gọi khác là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Thần tài gắn liền với sự sung túc về tiền bạc hay sự may mắn về mặt công danh cho các hộ dân. Hình tượng thần Tài được xây dựng là một ông lão râu tóc bạc phơ, trên tay luôn có một thỏi vàng to sáng, và gương mặt cũng rất nhân hậu. Do đó, gia đình nào thờ thần tài tốt sẽ thường có nhiều may mắn trong tiền bạc, kinh doanh thì hanh thông.
Tùy theo từng tập tục nhưng ở miền Nam, ông Thần Tài và ông Địa luôn được thờ cùng với nhau. Trong đó, bàn thờ của cặp đôi này phải đặt thấp hơn bàn thờ tổ tiên, và vị trí thường đặt là ở góc nhà.
Ngày vía thần tài (mùng 10 tháng Giêng)
Ngoài ra, lễ vật thờ cúng Thần Tài cũng đơn giản hơn cúng tổ tiên và cũng tùy tâm. Hiện nay, chúng ta có thể cúng Thần Tài hằng ngày hoặc hằng tháng theo ý muốn. Tuy nhiên, ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được xem là “cử” quan trọng nhất, dân gian còn gọi là ngày vía Thần Tài.
Vào ngày vía Thần Tài, các cơ sở kinh doanh dù lớn hay nhỏ, buôn bán ngành nghề nào thì cũng thường làm lễ cúng. Thậm chí, một số cơ sở lớn còn tổ chức hẳn múa lân với ông Địa đầy náo nhiệt, nhiều người khác thì đốt vàng mã. Trong đó, ngày này cũng được nhiều người dân tin tưởng là may mắn nên hay mua vàng “cầu may”, hy vọng cho một năm mới thuận lợi, sung túc, an yên.
Quy tắc sắm lễ cúng thần tài
Sắm lễ cúng thần tài thì thực ra cũng không phải là quá khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, việc này cần phải làm theo quy trình về giờ giấc, vật lễ nghi. Do đó những bạn nào lần đầu làm lễ cúng sẽ ít nhiều bỡ ngỡ.
Các điều cần lưu ý khi sắm lễ cúng thần tài
Thời gian: Tùy theo mỗi nơi mà có giờ cúng khác nhau, tuy nhiên theo các chuyên gia phong thủy gợi ý thì bạn nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng, khoảng từ lúc 7 giờ đến khoảng 9 giờ sáng (giờ Thìn).
Lau dọn: Tất nhiên, bạn phải lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận, sạch sẽ trước khi cúng vái. Gợi ý rằng bạn cần tẩy trần bằng nước lá bưởi, và pha nước sạch pha cùng một tí rượu trắng để “tắm rửa” cho cả Thần Tài và Ông Địa.
Chuẩn bị mâm cúng: Ngày vía Thần Tài cần cúng món mặn, và đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo quay, gà, hoa quả, nước ngọt,… Trong đó, nếu được thì bạn nên sắp món lợn quay và chuối chín vàng vì thần tài rất thích hai loại này!
Hoa quả: Bạn không nên dùng hoa vải hay hoa giấy, mà cần mua hoa tươi có nụ với hương thơm. Ngoài ra, bạn cần mua trái cây tươi ngon, các loại như táo, lê, chuối, cam, quýt…
Các món sắm lễ cúng thần tài
Việc sắm lễ cúng thần tài là một chuyện vô cùng quan trọng. Nếu được thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ theo danh sách dưới đây để việc cúng thần tài được diễn ra trọn vẹn:
Bộ tam sên gồm 3 món: thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm (hoặc cua luộc).
Cá lóc nướng trui nguyên con
Mâm ngũ quả: Tùy theo từng vùng miền mà bày trí khác nhau. Gợi ý rằng bạn nên chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu,…
1 lọ hoa tươi màu sắc rực rỡ (như hoa cúc, hoa ly,…)
1 bộ giấy tiền vàng mã
Thuốc lá thì cả bao. Bạn mở bao để 2 điếu thuốc thò đầu ra.
1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột
Khay vàng giấy
2 bát hương
2 cây đèn nhỏ
1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Một bài diễn văn khấn cúng thần tài (bạn có thể tham khảo dựa theo gợi ý của người thân hoặc trên mạng internet)
Những việc cuối cùng sau khi sắm lễ cúng thần tài
Cuối cùng, sau khi việc sắm lễ cúng thần tài và làm lễ xong thì bạn cần lưu ý thêm các điều sau. Đầu tiên, các thứ như gạo, muối thì cất lại để “giữ lộc” chứ không được vung vãi tùy tiện ra ngoài.
Tiếp theo, Vàng, bạc thì đốt ở ngoài sân, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà. Các hành động này có ý nghĩa là đem lộc vào nha. Bộ tam sên hay bánh trái thì chia đều cho người trong nhà chứ không cho người ngoài nhằm giữ lộc.
Rất mong rằng bài viết này của KingFruit đã giúp bạn có thêm kiến thức khi sắm lễ cúng thần tài. Nếu bạn đang cần tìm mua hoa quả tươi cho việc cúng lễ, thì hãy xem qua các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, tươi ngon của KingFruit nhé!